Tá lả là gì? luật chơi tá lả như thế nào? Cùng X8 club tìm hiểu chi tiết khái niệm tựa game tá lả, cách chơi và luật chơi mới nhất 2024 nhé!
Tá lả là gì?
Thực tế, Tá Lả là tên gọi của khác của Phỏm bên cạnh tên gọi Tá lả phỏm. Game bài này được nhiều người yêu thích bởi sự kịch tính, gay cấn và yêu cầu cao về chiến thuật chơi. Người chơi khi tham gia sẽ được nhận bài rồi cố gắng ăn bài của người khác, đồng thời bốc bài ở nọc để tạo thành các phỏm cho riêng mình.
Bộ bài được sử dụng trong game bài này cũng là bộ bài Tây 52 lá và không sử dụng 2 lá Joker. Theo đó, mỗi vòng chơi có thể có từ 2 đến 4 người chơi cùng lúc. Game bài này có cách quy định về tay bài, cách đánh khác những game bài thông dụng như Tiến lên, Xì Dách,… nên người chơi cần phải biết cách chơi Tá Lả thì mới có thể giành được chiến thắng.
Những thuật ngữ sử dụng khi chơi Tá Lả
Trong Tá Lả Phỏm có vài thuật ngữ cơ bản, anh em cần phải nắm bắt rõ để kết hợp bài và vận dụng vào trong quá trình chơi bài. Cụ thể như sau:
- Phỏm: Thuật ngữ này được dùng để chỉ bộ gồm 3 lá bài trở lên có cùng chất liên tiếp hoặc 3 – 4 lá cùng giá trị.
- Bài rác: Thuật ngữ này để chỉ những lá bài lẻ không thể sử dụng để kết hợp và tạo ra phỏm.
- Nọc: Là nơi để các lá bài dư sau khi đã phát bài đều cho người chơi trong ván.
- Móm: Tức là kết thúc ván nhưng người chơi không hạ được bất kỳ phỏm nào.
- Ù: Tức là người chơi sở hữu tay bài chứa phỏm được tạo từ 9 lá bài trên tay và không có bất kỳ con rác nào.
- Ăn chốt: Tức là người chơi ăn được lá của lượt đánh cuối cùng.
- Đền: Tức là ở lượt chơi cuối, người chơi ăn được lá bài của người chơi phía trước và được bài Ù. Hoặc người chơi bị ăn hết tất cả 3 lá liên tục cũng phải chịu đền bài.
- Tái: Sau khi hạ bài, nếu trong ván đấu có người ăn và các lá bài được chuyển chỗ, bạn có thêm một lượt đánh nữa.
- Gửi: Tức là ở lượt cuối, nếu bài rác của bạn kết hợp được với Phỏm của người chơi đã hạ bài thì có thể Gửi.
Hướng dẫn cách chơi Tá Lả Phỏm cực dễ hiểu
Người chơi có thể tham khảo các bước chơi game bài Tá Lả Phỏm thông qua các bước chơi như sau của chúng tôi nhé!
- Bước 1: Bắt đầu chơi Tá Lả bằng cách chia bài cho mỗi người 9 lá, người nào được đánh đầu tiên thì nhận 10 lá bài. Tất cả bài dự còn lại được đặt ở giữa bàn và gọi là Nọc.
- Bước 2: Người chơi nào cầm 10 lá bài thì đánh đầu tiên, sau đó đến lượt người tiếp theo (theo chiều kim đồng hồ). Người chơi tiếp theo xem xét có ăn được lá bài đó để kết hợp tạo Phỏm hay không. Nếu không ăn được bài thì phải bốc thêm 1 lá ở Nọc vào bài của mình.
- Bước 3: Sau khi ăn được bài hoặc bốc bài thì người chơi cần phải đánh ra 1 lá bài. Cứ lần lượt như vậy cho đến khi hết vòng và kết thúc ván đấu.
- Bước 4: Khi có người chơi Ù thì ván đấu kết thúc và người chơi còn lại phải tính điểm để phân cao thấp. Trong trường hợp không có ai Ù thì ván bài cứ lần lượt theo các bước 1 – 3 đã trình bày.
- Bước 5: Sau khi đánh xong lượt cuối cùng, người chơi cần hạ tất cả Phỏm mình đang có trên tay và xem xét có lá bài nào Rác có thể gửi hay không. Tất cả những lá bài còn lại trên tay của người chơi sẽ được sử dụng để tính điểm – phân thắng thua.
Quy định về tính điểm khi chơi Tá Lả
Có một số quy định về cách tính thắng – thua cũng như tính điểm cược cho anh em khi chơi Tá Lả như sau:
- Nếu người trong bàn đấu Ù thì xem như ván kết thúc và người đó về nhất.
- Sau 4 lượt chơi, nếu không có bất kỳ ai Ù thì phải sử dụng các lá bài rác để tính cộng điểm. Người nào có điểm càng cao thì thứ hạng càng lui về bét.
- Điểm trên lá bài A được tính là 1, lá J là 11, lá Q là 12 và lá K là 13 điểm.
- Người chơi nào bị Móm thì bị xem là về vét.
Quy định về cách tính cộng/trừ điểm cược như sau:
Trường hợp bài | Số điểm cược trừ |
Mỗi quân bài bị ăn chốt | -1 |
Về bét | -3 |
Về ba | – 2 |
Về nhì | -1 |
Trong bàn có người Ù | -5/người |
Xem thêm
Kết luận
Khi chơi Tá Lả, anh em cần phải hiểu biết luật chơi tá lả để dự đoán được phần nào bài của đối thủ. Trường hợp anh em chưa rõ luật chơi và thành thạo thì nên tập luyện với máy hoặc đặt cược với số vốn chia nhỏ. Tham gia X8 ngay hôm nay để nhận về những phần thưởng giá trị nhất nhé!